Thuật ngữ Red flag đã không còn quá xa lạ đối với thế hệ trẻ ngày nay, cụm từ này thường được sử dụng để ám thị một vấn đề hay một mối quan hệ toxic. Và trong bài viết hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu sâu hơn về Red flag là gì? Dấu hiệu nhận biết red flag trong tình yêu bạn nhé.
1. Red flag là gì?
Red flag được hiểu nôm na là dấu hiệu cờ đỏ, thường dùng để miêu tả hay nói về những đối tượng hay mối quan hệ không lành mạnh. Đặc điểm của những mối quan hệ này sẽ mang đến những năng lượng xấu, khiến bạn cảm thấy bị tự ti và mặc cảm với chính mình. Một số người còn phải thay đổi cả sở thích, thói quen chỉ để nuông chiều theo ý thích của đối phương.
2. Nguồn gốc của thuật ngữ red flag
Biểu tượng red flag xuất hiện vào những năm 1600 có nguồn gốc từ quân đội trong thời chiến ngày xưa. Việc sử dụng dấu hiệu cờ đỏ để đánh dấu các cuộc diễn tập và cảnh báo nguy hiểm tại các vùng không an toàn. Ngoài ra, bạn còn dễ dàng thấy những lá cờ đỏ ở các vùng núi hiểm trở, vùng nước xoáy sâu hoặc trên tàu, với sắc đỏ này bạn sẽ tránh được những nguy hiểm đang đến gần ngay cả khi có bão và sương mù.
Ngày nay “red flag” còn được sử dụng vào các cuộc trò chuyện thường ngày nhằm để nói ẩn dụ về những đối tượng hay các mối quan hệ không lành mạnh.
3. Red flag trong tình yêu là gì?
Mặc dù ai cũng có khả năng cảm nhận được một mối quan hệ red flag sẽ như thế nào, nhưng thực tế không phải ai cũng đủ dũng khí để bước ra khỏi cái bẫy ngọt ngào đó. Một mô tuýp khá phổ biến ở người bị dính phải “cờ đỏ” đó chính là luôn giữ lại những kí ức đẹp thuở ban đầu và tìm cách thay đổi đối phương. Mong muốn mối quan hệ này sẽ được cứu vãn.
4. Dấu hiệu nhận biết red flag trong tình yêu
Để nhận biết mối quan hệ của bạn có đang bị “red flag” hay không, trước tiên bạn nên tách biệt bản thân ra khỏi mối quan hệ hiện tại khoảng 1 đến 2 tuần. Đây được gọi là khoảng nghỉ trong tình yêu, khi áp dụng cách này nó sẽ giúp bạn cân bằng trạng thái ban đầu và đủ lý trí để suy ngẫm lại mối quan hệ hiện tại.
Sau khoảng thời gian nghỉ, lúc này bạn mới bắt đầu xem xét mối quan hệ của mình qua các dấu hiệu sau:
4.1 Hay nói dối
Một đặc điểm phổ biến của “cờ đỏ” là hay dùng lý do để giải thích cho những lỗi lầm của họ. Đó có thể đến từ những điều rất nhỏ như: đột nhiên hủy hẹn, hay đến trễ, không chia sẻ địa điểm nơi họ đến. Hoặc họ giấu bạn về những mối quan hệ ở bên ngoài và cả những nhóm bạn của anh ta cũng không hề biết gì về bạn.
Bạn sẽ không bao giờ nắm rõ được đối phương. Đặc biệt những câu hỏi của bạn dù đang mang tính xây dựng nhưng qua góc nhìn của red flag đó chính là sự kiểm soát. Nếu mối quan hệ hiện tại đang trong trạng thái này thì đây cũng là lời nhắn đáng báo động.
4.2 Bị đánh giá thấp
Điều dễ thấy nhất ở hầu hết các mối quan hệ red flag là đối phương hay dùng những lời nói mang tính chỉ trích, áp đặt và xem đó là cách thể hiện tình yêu.
Ví dụ như:
– Anh nói vậy chỉ muốn tốt cho em thôi
– Không có anh. Em sẽ không quen được ai tử tế hơn đâu
– Em có thể thay đổi cách nói chuyện của mình đi
– Anh không thích bộ đồ của em hôm nay.
Những câu nói này vốn dĩ không mang tính xây dựng để bạn tốt hơn, trái lại đó là sự ra lệnh và không chấp nhận được con người thật của người yêu mình.
4.3 Không thỏa hiệp
Bất kể mối quan hệ nào cũng cần có hai chiều, nếu bạn đang luôn phải nghe theo ý muốn của đối phương và hoàn toàn không làm chủ được mọi ý muốn của chính mình thì khả năng cao bạn đang trong một mối quan hệ red flag.
Hệ lụy khi bạn ở trong một mối quan hệ với người không thích thỏa hiệp quá lâu bạn sẽ dễ bị thao túng tâm lý và dần mất đi khả năng tự phán đoán vấn đề, mất đi tính cách riêng và sẽ trở nên lệ thuộc vào mong muốn người khác.
4.4 Trốn tránh trò chuyện
Nếu người yêu của bạn thường hay trốn tránh mọi cuộc trò chuyện hay tranh luận. Điều này cho thấy anh ta thiếu kỹ năng đối diện với các vấn đề, đây cũng là biểu hiện của red flag. Hãy thử tưởng tượng xem, nếu bạn đang bực tức và cần lời giải thích rõ ràng từ đối phương nhưng chỉ nhận lại sự im lặng và hành động tránh né.
Cảm xúc của bạn sẽ trở nên khó chịu hơn vấn đề sẽ trở nên căng thẳng, kéo theo sự mệt mỏi và những suy nghĩ tiêu cực. Cách tốt nhất cho bản thân bạn lúc này, chính là rời khỏi mối quan hệ không lành mạnh.
4.5 Kiểm soát thái quá
Đối phương hay ghen và có những kiểm soát thái quá cũng là một dấu hiệu của “cờ đỏ”. Cụ thể, bạn sẽ thấy qua những hành động như ghen tuông vô cớ, cấm đoán bạn làm việc gì đó hoặc thậm chí cài luôn cả định vị ngay trên điện thoại của bạn để tiện quan sát bạn làm gì, đi đâu và gặp những ai.
Nếu những kiểm soát này khiến bạn cảm thấy ngột ngạt và không có sự riêng tư thì dù có muốn kéo dài mối quan hệ này bao lâu cũng sẽ không thể duy trì cảm xúc tình yêu như ban đầu, nó hoàn toàn có hại cho tinh thần và ảnh hưởng đến đời sống cá nhân của bạn.
4.6 Thiếu sự cởi mở
Khi bạn muốn có một cuộc trò chuyện với đối phương nhưng họ lại tỏ vẻ khó chịu hoặc trở nên giận dữ, không làm chủ được cảm xúc của mình. Đó chính là dấu hiệu của việc kém kỹ năng giao tiếp.
Thường họ sẽ có những câu nói và hành động mang khuynh hướng phán xét, chỉ trích người khác. Họ thiếu sự lắng nghe và bao dung cho nửa kia của mình, có thể nói trong tình yêu những người có dấu hiệu red flag này sẽ khiến bạn cảm giác không được tôn trọng. Và họ sẽ khó thay đổi suy nghĩ của mình để nghe theo yêu cầu của bạn.
4.7 Không ủng hộ bạn
Sẽ thật đau lòng nếu bạn rơi vào tình huống bị người yêu phớt lờ và không ủng hộ những sở thích, quan điểm hay thói quen cá nhân của bạn. Đây là một trong những dấu hiệu red flag đáng chú ý nhất. Vì nếu ngay cả người yêu còn không đứng về phía bạn thì chẳng phải bạn đang cô đơn trong chính mối quan hệ của mình sao?
Hầu hết, trong các mối quan hệ lành mạnh vẫn có những suy nghĩ trái chiều nhưng nếu không có sự đồng thuận từ đối phương thì họ vẫn sẽ đưa ra được ưu và nhược điểm để bạn tự đánh giá và đưa ra quyết định.
4.8 Đối phương ít bạn bè
Nếu bạn muốn biết người yêu của mình thuộc tuýp người như thế nào, việc quan sát bạn bè của anh ấy chính là kết quả chính xác nhất. Thường những chàng trai có lối sống lành mạnh anh ta sẽ có được những người bạn rất giá trị và cái nhìn của họ đối với người khác luôn rõ ràng.
Nhưng nếu người yêu của bạn là người hướng nội và ít bạn bè, điều đó cho thấy chàng trai này là một người sống khá đơn độc, không giỏi trong việc duy trì tình bạn với người khác. Ngoài ra còn cho thấy họ thiếu kỹ năng mở rộng các mối quan hệ, tính cách khó gần hoặc có cái nhìn tiêu cực về các mối quan hệ. Vì vậy, nếu bạn là người hướng ngoại hay thích các cuộc tụ tập bạn bè. Khả năng cao anh ta sẽ không thể thông cảm và xem đó là điều thừa thãi.
Mặc dù những dấu hiệu trên sẽ giúp bạn phát hiện ra một mối quan hệ “red flag” nhưng còn phải xem bạn có chấp nhận được sự thật này hay không. Nếu bạn không đủ lý trí để tự giải quyết nó, hãy mạnh dạn chia sẻ với người bạn thân nhất và có suy nghĩ chín chắn để đưa ra được lời khuyên và hướng giải quyết phù hợp nhất dành cho bạn.