Nếu bạn có người có niềm đam mê khám phá những địa điểm du lịch tâm linh có lịch sử lâu đời thì chùa Huê Nghiêm sẽ là một gợi ý vô cùng thú vị dành cho bạn. Chùa Huê Nghiêm không chỉ là một trong các cổ tự lâu đời nhất ở Sài Gòn mà còn sở hữu diện tích vô cùng lớn lên đến 20.000 m2 nên thu hút rất nhiều du khách đến chiêm bái và lễ phật. Các bạn hãy cùng Go2Joy tiếp tục tìm hiểu sâu hơn về ngôi cổ tự có lịch sử lâu đời này qua bài viết dưới đây nhé !
Xem thêm:
1. Chùa Huê Nghiêm ở đâu ?
Chùa Huê Nghiêm hay còn được gọi là chùa Huê Nghiêm 2 tọa lạc ở số 299B Lương Định Của, phường Bình Khánh, quận 2, Hồ Chí Minh. Tên gọi chùa Huê Nghiêm 2 ra đời để phân biệt tránh nhầm lẫn với tổ đình Huê Nghiêm của phái Bắc Tông.
Ngôi cổ tự này được nhiều người biết đến không chỉ bởi diện tích vô cùng rộng lớn mà còn bởi lối kiến trúc xây dựng vô cùng hoành tráng lệ với khuôn viên thoáng mát trồng nhiều cây xanh.
2. Di chuyển đến chùa Huê Nghiêm
Chùa Huê Nghiêm sở hữu vị trí vô cùng đắc địa ở trung tâm Sài Gòn nên việc tìm kiếm đường đi đến ngôi cổ tự này cũng không mấy khó khăn đối với nhiều du khách tham quan.
Đường đi đến chùa còn tùy thuộc vào vị trí xuất phát của từng du khách nên để có hướng đi chính xác nhất thì bạn có thể tham khảo qua hướng dẫn từ Google Map.
3. Thời gian mở cửa chùa Huê Nghiêm
Chùa Huê Nghiêm thường chỉ mở cửa chính điện vào ngày rằm, mùng 1 hay các dịp lễ lớn nên thường vào thời điểm này sẽ có rất đông du khách gần xa đến tham quan và lễ phật.
Bên cạnh đó thì vào những ngày thuyết giảng thì sẽ có rất nhiều Phật tử và Tăng ni đến tu học ở chùa. Tuy nhiên do ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19 nên lương khách đến chiêm bái chùa ít hơn rất nhiều và người đi lễ chùa cũng giữ khoảng cách khi hành lễ.
Một số khách sạn nghỉ dưỡng lý tưởng ở quận 2 mà Go2Joy đề xuất cho bạn:
4. Lịch sử hình thành chùa Huê Nghiêm
Chùa Huê Nghiêm được xây dựng và ra đời vào năm 1975 do thầy Thích Trí Quảng. Trước khi ngôi chùa được xây dựng thì phần đất chùa hiện tại được dùng để việc sản xuất lúa gạo cho tổ đình Huệ Nghiệm. Sau năm 1975, để cho chúng tăng và Phật tử có chổ tu tập nên thầy Thích Trí Quảng đã cho xây dựng thảo am và chùa Huệ Nghiêm 2. Đến tận năm 1998 thì ngôi cổ tự này mới chính thức được công nhận.
Chùa Huệ Nghiêm ngày nay có kiến trúc vô cùng khang trang nên thu hút rất nhiều du khách đến tham quan. Đặc biệt, hằng năm vào dịp Đại lễ Phật đản thì chùa được Ban Đại diện Phật giáo quận 2 chọn làm nơi để cho tất cả các tăng ni và Phật tử gần xa đến để tập trung hành lễ. Vào ngày 27/05/2000 ở chùa đã diễn ra sự kiện vô cùng đặc biệt, Thượng tọa Thích Giác Hoằng phát tâm hỷ cúng cho 3 viên xá lợi của đức Bổn sư và 2 vị thánh tăng Xá Lợi Phất, Mục Kiền Liên.
5. Trụ trì chùa Huê Nghiêm là ai ?
Trụ trì chùa ở thời điểm hiện tại chính là Hòa thượng Thích Lệ Trang chính thức nhận bổ nhiệm từ ngày 04/05/2017. Vào năm 1973, Thượng tọa Lệ Trang xuất gia tại chùa Hương ở Sa Đéc, Đồng Tháp hiện đang là Trường ban Nghi lễ Trung Ương, Trường ban Nghi lễ PG. TP.HCM.
Chùa Huệ Nghiêm đặt mục tiêu sẽ trở thành ngôi đại cổ tự hàng đầu ở Việt Nam vào những năm tiếp theo. Trước đây, chùa còn thường xuyên đón rất nhiều đoàn du khách cả trong và ngoài nước đến chiêm bái.
6. Kiến trúc đặc sắc ở chùa Huê Nghiêm 2
Một trong những kiến trúc đặc sắc nhất ở ngôi cổ tự này được du khách đánh giá cao đó chỉnh là bức tượng Quan Thế Âm Bồ Tát ở trước sân chùa. Bức tượng Quan Thế Âm cao đến 12m (đài cao 4m, tượng cao 8m) được chạm khắc vô cùng tinh xảo bằng đá hoa cương nguyên khối nặng đến 60 tấn được Hòa thượng Thích Tịnh Từ, viện chủ chùa Kim Sơn cúng dường vào năm 2003.
Bên cạnh đó, khuôn viên chùa vô cùng rộng rãi và thoáng mát với nhiều canh xanh cùng nhiều tiểu cảnh sinh động toát lên vẽ đẹp trang nhã. Điểm đặc biệt là ở khuôn viên có những bia đó có kích thước to, bên trên chạm khắc những điều răng của Đức Phật tạo nên sự độc đáo mà không phải ở bất kì ngôi chùa nào cũng có được.
Chưa dừng lại ở đó, điểm thu hút du khách không chỉ riêng vẻ đẹp hữu hình có thể nhìn thấy mà cả tên gọi ở mỗi góc vườn khoảng sân đều được trụ trì chùa đặt theo tên của từng vị Bồ tát, Thánh tăng trong kinh Pháp Hoa tạo cảm giác linh thiêng và trang nghiêm. Nếu bên ngoài khuôn viên nổi bật với những nét chạm khắc đầy tinh xảo thì ngôi chánh điện độc đáo với lối kiến trúc theo phong cách chùa Việt và chùa Nhật Bản được cách tân vô cùng tinh tế và hiện đại.
7. Những lưu ý khi đến chùa Huê Nghiêm
- Không ăn mặc những trang phục quá lòe loẹt hay thiếu vải gây phản cảm ảnh hưởng đến sự trang nghiêm của chùa.
- Không được tự ý chụp ảnh, quay phim khi chưa được sự cho phép của nhà chùa.
- Không được phép sợ, cầm nắm hay lấy bất cứ đồ vậy nào khi chưa được sự cho phép của nhà chùa.
- Không xả rác bữa bãi và giữ gìn vệ sinh chung tránh gây ô nhiễm và mất mỹ quan nhà chùa.
- Không hái, giẫm đạp lên cây cối trong khuôn viên nhà chùa.
Hi vọng rằng với những thông tin mà Go2Joy cung cấp sẽ giúp cho bạn hiểu hơn về chùa Huê Nghiêm cũng như là biết được những điểm thu hút khách du lịch của ngôi cổ tự này. Bên cạnh đó thì ở Sài Gòn cũng còn có rất nhiều địa điểm du lịch tâm linh vô cùng thú vị khác mà bạn có thể khám phá. Nếu bạn có ý định khám phá các ngôi chùa nổi tiếng ở Sài Gòn thì tại sao không lựa chọn ngay cho mình nơi nghỉ ngơi lý tưởng ngay trên app Go2Joy để giúp cho chuyến hành trình của mình trọn vẹn hơn.