Nếu bạn đang tìm một ngôi chùa có công trình kiến trúc đẹp và nổi tiếng linh thiêng ngay tại Sài Gòn thì hãy đọc ngay nhé. Bài viết hôm nay của Go2Joy sẽ giới thiệu với bạn một địa điểm có “một – không – hai”, khiến bạn đắm chìm trong vẻ đẹp của ngôi chùa cổ này và tìm hiểu thêm về lối kiến trúc đặc biệt này. Mời bạn cùng Go2Joy tìm hiểu tu viện Khánh An – nước Nhật thu nhỏ tại Việt Nam.
Xem thêm:
1. Tu viện Khánh An ở đâu?
Tu viện tọa lạc ở vùng ngoại ô cách xa trung tâm thành phố, đường đi tuy xa nhưng đổi lại bạn sẽ không gặp phải tình trạng kẹt xe. Tu viện Khánh An quận 12 là một khu di tích lịch sử tâm linh mang dấu ấn hào hùng của dân tộc khi đã chứng kiến được nhiều thăng trầm trong các cuộc chiến tranh của nước ta.
Thêm vào đó, nhờ vào kiến trúc độc đáo mà ngôi chùa này đã trở thành một trong những địa điểm được nhiều người tìm đến để chiêm bái và khám phá.
- Địa chỉ: 1055/3D, Quốc lộ I, P. An Phú Đông, Q. 12, TP.HCM
2. Di chuyển đến Tu viện Khánh An quận 12
Để di chuyển được đến tu viện, bạn có thể sử dụng các phương tiện như xe máy, taxi, xe công nghệ và xe buýt với 3 cách sau:
- Cách 1: Đi từ ngã tư An Sương – Đi thẳng QL 1A – qua cầu vượt Ngã tư Ga – Đến đường Võ Thị Thừa – Cổng tu viện ở phía bên trái.
- Cách 2: Đi từ ngã sáu Gò Vấp (hay còn gọi là ngã năm chuồng chó) – đi vào đường Nguyễn Oanh – qua cầu An Lộc – đến đường Hà Huy Giáp – đến cầu vượt ngã tư Ga – quẹo hảo vào QL1A – Đến đường Võ Thị Thừa – Cổng tu viện ở phía bên trái.
- Cách 3: Đi từ cầu Bình Triệu – đến QL13 – qua khỏi vòng xoay cầu Bình Lợi – đến ngã tư Bình Phước – bọc vòng xoay – rẽ trái vào QL1A – đi thẳng qua cầu Bình Phước – đi 1.5km thấy ngã tư đèn xanh đèn đỏ – chạy vào đường Võ Thị Thừa – phía bên trái sẽ thấy bảng tu viện.
3. Thời điểm thích hợp tham quan tu viện
Chùa Khánh An mở cửa mỗi ngày để tiếp đón khách và Phật tử đến khấn lễ, tham quan. Vào những ngày lễ lớn phật đản hoặc ngày rằm Âm Lịch, khách viếng sẽ nhiều hơn ngày thường nên bạn cần lưu ý thời gian để tránh đông người nhé.
Dù cho ban ngày hay ban đêm tu viện luôn có một vẻ đẹp riêng. Vào ban ngày, không gian có ánh nắng chiếu vào bạn sẽ cảm giác như mùa xuân đang đến. Ban đêm thì những ánh đèn vàng khiến cho không gian trầm lặng an tĩnh và lung linh hơn.
- Thời gian mở cửa: Sáng: 5h00 – 12h00 | Chiều: 13h30 – 20h30.
4. Lịch sử tu viện Khánh An
Trước khi có được một tu viện khang trang, rộng lớn như hiện tại thì tu viện Khánh An vốn là một ngôi chùa nhỏ được gọi là chùa Thầy Năm Phận – được đặt theo tên của sư thầy chủ trì chùa Thầy Phận. Ngôi chùa đơn sơ được xây dựng từ năm 1905. Sau đó, chùa đã được một gia đình giàu có trong vùng tặng thêm 6 ha đất để Tổ sư Trí Hiền mở rộng làm chùa.
Chùa lúc ấy nằm giữa hai làng là An Lộc Đông và Hanh Phú, 2 ngôi làng này có nhiều chiến sĩ yêu nước tham gia kháng chiến chống thực dân Pháp. Vì vậy, ngôi chùa nhỏ cũng trở thành nơi mà thực dân Pháp lúc bấy giờ luôn tìm cách phá hoạt và bị đốt nhiều lần.
Do trải qua nhiều lần bị đốt nên chùa chỉ được xây dựng tạm, mãi đến năm 2006 ngôi chùa nhỏ này mới bắt đầu được trùng tu và xây dựng mới hoàn toàn. Và mất khoảng 10 năm sau đó, chùa mới hoàn thiện và trở nên rộng lớn như bây giờ. Cũng trong năm 2016, chùa mới đổi sang tên thành Tu viện Khánh An và bắt đầu được nhiều Phật tử đến tham quan.
Một số điểm dừng chân lý tưởng ở quận 12 mà Go2Joy đề xuất cho bạn:
5. Kiến trúc tu viện Khánh An
Thông qua tiêu đề bài viết, bạn chắc hẳn đã có thể hình dung được kiến trúc của tu viện như thế nào rồi đúng không? Quả thật, khi mới nhìn thấy thì bạn sẽ có cảm giác như lạc vào xứ sở hoa anh đào. Chắc chắn bạn đã từng thấy những ngôi đền, chùa của nước Nhật sẽ lầm tưởng kiến trúc của chùa Khánh An sẽ giống với chùa ở Nhật.
Tuy nhiên, do tu viện Khánh An thuộc phái Phật Giáo Bắc Tông – một tôn giáo bắt nguồn từ Á Đông nên lối kiến trúc của tu viện cùng mang đậm nét kiến trúc ở đây. Do đó, phần thiết kế của chùa hiện tại khá giống như những ngôi đền chùa của Nhật Bản mà bạn thường thấy.
Lối kiến trúc này chỉ tương tự với kiến trúc Phật Giáo đặc trưng của Xứ Phù Tang thường xây dựng cho các đền thờ và chùa. Vì vậy, bạn sẽ dễ nhầm lẫn kiến trúc của tu viện dựa theo Nhật Bản. Hơn nữa tu viện thiết kế theo văn hóa cung đình Việt Nam nên bạn sẽ không thấy quá nhiều hình ảnh của rồng phượng và nhiều họa tiết sặc sỡ như những ngôi chùa khác.
5.1 Chánh điện
Có thể nói đây là công trình lớn nhất của tu viện Khánh An quận 12. Khu vực này thể hiện trọn vẹn sự uy nghiêm tráng lệ nhất trong toàn bộ khuôn viên chùa. Chánh điện gồm có 1 tầng trệt và tầng 2 lầu, tất cả vật liệu sử dụng đều được chùa dùng từ gỗ và đá là chính. Bậc thang – Lối chính để lên chánh điện được làm bằng đá chạm trổ hình hoa sen độc đáo kết hợp với phần mái ngói nâu trầm tôn lên nét đẹp của nơi này.
Bên trong khuôn viên chùa, bạn sẽ thấy nhiều phần cột đèn lục giác có hình dáng lạ mắt. Tu viện cũng nổi bật trong không gian cây xanh, tiểu cảnh tượng thiền và hồ nước được thiết kế vây quanh. Tòa nhà Chánh điện được đặt tên “Phật đường tỉnh thức”, là nơi tụng kinh và tọa thiền của các Chư tăng và Phật tử.
5.2 Nhà tăng và khách đường
Kết cấu xây dựng của khu nhà tăng và khách đường được làm bằng gỗ. Một vài phần được sơn giả gỗ để tổng thể được hài hòa hơn, nhưng chủ yếu vẫn là gam màu đỏ được lấy làm màu chủ đạo cho khu nhà này. Duy chỉ có phần mái được lợp bằng ngói đỏ hình rồng phượng, sắc màu đỏ rực này đã giúp phần chóp màu vàng trên đỉnh được nổi bật hơn vài phần.
Chỉ cần đứng từ xa, mọi người đã có thể nhìn thấy phần chóp được xây dựng vô cùng tinh tế và đẹp mắt. Và đương nhiên khu nhà này cũng vẫn không thể thiếu được phần lồng đèn lục giác lạ mắt được treo trang trí ở phần mái. Đây là một điểm nhấn đẹp cho toàn bộ kiến trúc của nhà tăng và khách đường trong chùa.
6. Góc chụp hình ở tu viện Khánh An
Ngoài những khu vực có treo biển cấm vào thì khuôn viên tu viện đều cho phép khách tham quan vào cửa miễn phí và chụp ảnh tự do. Những bạn trẻ thường thích chụp ảnh dưới mái vòm thiết kế bắt mắt điểm xuyến là những chiếc lồng đèn trắng. Một cảm giác rất Nhật Bản khi bạn được nhìn ngắm những đoạn đường nhỏ lát đá hay chiếc cổng bằng gỗ cũng rất nên thơ và lãng mạn.
Khuôn viên chùa còn có rất nhiều khu để bạn có thể tham quan như Chánh Điện, Khách đường, Bi Ấn Tháp, Lầu Quán Âm, Lầu Ngắm Phật và một số khu khác nữa. Đứng ở vị trí nào, bạn cũng sẽ có được những bức ảnh đẹp xuất sắc. Thỉnh thoảng bạn cũng có thể nghe được âm thanh của chuông gió du dương rất yên bình và nhẹ nhàng. Vừa được thư giãn vừa có những bức hình đẹp thì còn gì tuyệt vời hơn. Tóm lại, bất cứ gốc nào trong tu viện cũng là một background “sang – xịn – mịn” để bạn thoải mái sống ảo.
7. Các khóa tu ở tu viện Khánh An
Không chỉ nổi tiếng về kiến trúc đẹp, tu viện Khánh An còn là nơi thường xuyên tổ chức các khóa tu và thiền. Có 2 khóa tu luôn nhận được sự quan tâm của nhiều Phật tử là khóa “Sống thức tỉnh” và khóa “Có mặt nhau”. Mỗi khóa tu đều có hàng trăm hành giả, Phật từ, Chư tăng tham gia để giao lưu chia sẻ kiến thức Phật pháp và đặc biệt là kinh nghiệm sống của trụ trì và giảng sư khác.
Ngoài các khóa tu chính, thỉnh thoảng tu viện cũng tổ chức các chương trình khác cũng thu hút được sự tham gia và chú ý của Phật tử. Chẳng hạn như buổi thuyết giảng “Khởi phát tình thương”, các hoạt động từ thiện và cả hoạt động liên quan đến Phật Giáo. Tóm lại, tất cả những khóa học và chương trình hoạt động diễn ra tại tu viện Khánh An đều mang lại rất nhiều ý nghĩa cho cộng đồng nên luôn được ủng hộ nhiệt tình.
8. Lưu ý khi tham quan Tu viện Khánh An
Khi đến tham quan tu viện Khánh An các bạn cần lưu ý một số yêu cầu như sau để gìn giữ sự tôn nghiêm của nơi tu tập:
- Không tiếng ồn ảnh hưởng đến chùa bằng cách nói khẽ, không đùa giỡn lớn tiếng với nhau.
- Lựa những bộ quần áo lịch sự kín đáo, không ăn mặc hở hang làm ảnh hưởng đến tôn nghiêm của chùa.
- Khuôn viên chùa có hồ nuôi cá Koi nên bạn không được tự ý cho cá ăn khi chưa được sự cho phép của nhà chùa.
- Hạn chế nhang khói ít nhất có thể để bảo vệ môi trường và không gian thanh tịnh của chùa.
- Tránh làm ảnh hưởng đến giờ nghỉ trưa của các sư thầy từ 12:00 trưa đến 13:30 chiều.
9. Ăn gì khi tham quan Tu viện Khánh An?
Mặc dù không kinh doanh ăn uống nhưng bên trong tu viện vẫn có bếp ăn nấu ăn riêng. Nếu bạn thực sự muốn thưởng thức các món ăn chay ngay tại chùa có thể xin phép sư thầy. Phần chi phí cho bữa ăn tại tu viện bạn có thể đóng góp tuỳ tâm. Nhưng nếu bạn sợ phiền có thể tìm đến các quán ăn hay nhà hàng trong khu vực gần chùa ngay tại quận 12.
Vậy là chúng ta đã cùng tìm hiểu đôi nét về tu viện Khánh An với nét kiến trúc Nhật Bản vô cùng độc đáo giữa lòng Sài Gòn. Nếu trong thời gian sắp tới bạn đang có kế hoạch tiếp tục khám phá các ngôi chùa đẹp ở Sài Gòn mà chưa biết nghỉ ngơi ở đâu thì hãy tải ngay ứng dụng đặt phòng Go2Joy để sở hữu cho mình một căn phòng thật ưng ý nhé !