Với lịch sử hình thành và phát triển dài hơn nửa thế kỷ, chùa Hoằng Pháp không những trở thành điểm đến không thể thiếu của du khách khi tham quan Sài Gòn mà còn là nơi tu tập của rất nhiều bạn học sinh – sinh viên góp phần đưa Phật giáo đến gần hơn với thế hệ trẻ. Hãy cùng Go2Joy khám phá chùa Hoằng Pháp – cổ tự nổi tiếng tại Sài Gòn bắt đầu bằng việc giải đáp câu hỏi chùa Hoằng Pháp ở đâu nhé !
Xem thêm:
1. Chùa Hoằng Pháp ở đâu?
Chùa Hoằng Pháp tọa lạc tại một mảnh đất rộng lớn với diện tích hơn 6ha tại huyện Hóc Môn đã chứng kiến nhiều giai đoạn lịch sử hào hùng của đất nước.
Chùa được thành lập từ những năm 1959 bởi Sư Tổ – cố Hòa thượng Ngộ Chân Tử theo hệ phái Bắc Tông.
- Địa chỉ: Số 196 Lê Lợi, xã Tân Hiệp, huyện Hóc Môn, TP. HCM
2. Di chuyển đến chùa Hoằng Pháp
Quá trình di chuyển đến chùa Hoằng Pháp Hóc Môn vô cùng đơn giản và thuận lợi cách xa trung tâm Sài Gòn hơn 20km về phía Tây Bắc. Cung đường di chuyển từ Quận 1 đến địa chỉ chùa Hoằng Pháp khá nhanh chóng và dễ dàng. Từ trung tâm thành phố, bạn di chuyển dọc theo đường Nguyễn Văn Trỗi sau đó rẽ qua đường Cộng Hòa và tiếp tục đi thẳng theo đường Trường Chinh ra đến quốc lộ 22.
Chùa Hoằng Pháp uy nghiêm và an tĩnh nằm ở phía bên phải đường quốc lộ. Đây cũng là con đường huyết mạch nối trung tâm thành phố với các quận huyện ngoại ô có nhiều tuyến xe bus đi ngang như: 04, 13, 74, 94,… Bên cạnh đó bạn cũng có thể di chuyển đến chùa Hoằng Pháp Hóc Môn bằng xe máy, taxi, xe khách,… tùy thuộc vào sở thích nhu cầu và số lượng bạn bè người thân đi cùng. Tại Thành phố Hồ Chí Minh, giá thuê xe máy khá “hạt dẻ” dao động từ 50.000 – 180.000 VNĐ/ngày.
3. Lịch sử chùa Hoằng Pháp
Chùa Hoằng Pháp Hóc Môn là cổ tự lớn nhất ở Sài Gòn, nổi tiếng với tuổi đời hơn nửa thế kỷ. Chùa chính là nhân chứng cho những năm tháng thăng trầm của dân tộc với biết bao hy sinh xương máu và tinh thần anh dũng, bất khuất của con người Việt Nam ta bao đời nay. Năm 1957, sư tổ – cố Hòa Thượng Ngộ Chân Tử là chủ trì chùa Hoằng Pháp đã sáng lập chùa trên một cánh rừng chồi. Sau quá trình dày công khai phá, năm 1959 sư tổ đã chính thức dựng nên ngồi chùa bằng gạch đinh gồm hai tầng với mái ngói và theo hướng Tây Bắc.
Sau nhiều năm hoạt động, chùa Hoằng Pháp sơ khai khi ấy đã trở thành nơi tu tập của rất nhiều Phật tử ở mọi miền đất nước. Vì vậy, năm 1971, sư tổ đã cho xây dựng để mở rộng thêm với thiết kế mặt tiền chánh điện dài hơn 28cm. Vào những năm 1959 trước tình cảnh chiến tranh lầm than, chùa Hoằng Pháp là nơi cư trú của 60 gia đình cùng 261 người. Sư tổ, sư thầy cùng các Phật tử đã chăm sóc và mua đất xây nhà để họ tái định cư và có cuộc sống mới. Năm 1968, sư tổ thành lập thêm viện Dục Anh – đây là nơi cưu mang những mảnh đời cơ nhỡ do chiến tranh và loạn lạc.
Năm 1974, quá trình thành lập làng cô nhi và đền thờ Quốc Tổ Hùng Vương đang trong giai đoạn tiến hành thì dừng lại do đất nước đã được thống nhất. Sau đó, chùa hiến đất cho khu kinh tế mới giải thể viện Dục Anh và tiếp tục đón những người già neo đơn hoặc có hoàn cảnh khó khăn về chăm sóc. Sau khi sư tổ an nhiên thị tịch vào năm 1988, đệ tử của người – Thượng tọa Thích Chân Tín là chủ trì chùa Hoằng Pháp tiếp tục hành trình cứu nạn cứu khổ và thuyết giảng chánh pháp góp phần giáo dục nghề nghiệp và chăm lo cho tương lai của rất nhiều tu học sinh.
Chùa được Thượng tọa khởi công xây dựng lại và mở rộng vào năm 1995 với diện tích lớn hơn, khang trang nhưng vẫn giữ phong cách thiết kế cổ kính và các công trình Phật giáo ấn tượng. Từ năm 2005 đến nay, chùa Hoằng Pháp là nơi tập trung đông đúc học sinh – sinh viên mỗi dịp hè về với các khóa tu tập mang đầy tính nhân văn và ý nghĩa.
4. Khám phá vẻ đẹp chùa Hoằng Pháp
Chùa Hoằng Pháp TPHCM nổi tiếng với khung cảnh thiên nhiên trong lành cùng không gian yên tĩnh, hương trầm quyện tỏa và trang nghiêm. Bên cạnh đó, kiến trúc độc đáo cùng sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại gây ấn tượng với du khách gần xa.
4.1 Kiến trúc truyền thống của chùa
Sở hữu kiến trúc độc đáo với sự hiện đại xen lẫn nét truyền thống theo hệ Bắc Tông, chùa Hoằng Pháp Hóc Môn tạo ấn tượng với du khách từ những bước chân đầu tiên.
4.1.1 Cổng tam quan
Với thiết kế trang nghiêm và truyền thống, chùa có cổng tam quan nổi bật cùng màu tường vàng và ngói đỏ. Cổng chính với tên gọi chùa Hoằng Pháp được đắp nổi tỉ mỉ. Bên cạnh đó, hai cổng phụ mang dòng chữ “từ bi – trí tuệ” giúp con người hướng về giá trị cốt lõi.
Dọc theo cổng chùa, các câu đối cổ được viết bằng tiếng Việt là những lời hay ý đẹp về lịch sử hình thành và phát triển chùa cùng ngụ ý hướng du khách viếng chùa giữ tâm thiện lành mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc.
Một số khách sạn dừng chân lý tưởng ở Hóc Môn mà Go2Joy đề xuất cho bạn:
4.1.2 Khuôn viên chùa Hoằng Pháp TP HCM
Được bao bọc bởi những tán cây cổ thụ xanh ngát, chùa sở hữu khuôn viên rộng lớn mát mẻ và không khí trong lành. Dọc theo khuôn viên chùa cũng được trang trí bằng nhiều chậu cây xanh và các loại bông hoa tươi đẹp mắt. Trước khung cảnh trang nghiêm cùng không khí trong lành, các Phật tử cùng du khách sẽ có cảm giác tĩnh lặng gạt bỏ mọi âu lo và thị phi đời thường để đến với một vùng trời an yên mới.
Nơi đây cũng rất thích hợp để tổ chức các hoạt động cắm trại cho học sinh – sinh viên và tổ chức các hoạt động tập thể, sinh hoạt dã ngoại thú vị và hấp dẫn.
4.1.3 Chánh điện chùa Hoằng Pháp
Chánh điện được thiết kế và xây dựng theo hình chữ “công” truyền thống với diện tích rộng lớn gần 800m² với cấu trúc gồm 2 tầng và 8 mái vô cùng chắc chắn và kiên cố. Nổi bật trên mái ngói đỏ là những họa tiết uốn lượn cách điệu với những nét cong uyển chuyển đẹp mắt.
Hai bên bậc tam cấp được đặt hai tượng sư tử màu vàng anh dũng và uy nghiêm. Đỉnh đồng được đặt ở giữa cửa chánh điện có kích thước to được chạm trổ họa tiết tỉ mỉ và công phu. Toàn bộ cánh cửa, bao lam và án thờ đều được làm hoàn toàn từ các loại gỗ quý.
4.1.4 Các công trình phụ tại chùa Hoằng Pháp TP HCM
- Tháp Nhị Nghiêm được đặt ở bên trái chánh điện, cách đó không xa là tòa tháp của các ni cô quá cố. Xung quanh đó là nhà ăn cùng khu dưỡng lão nữ được bày trí chỉn chu, sạch sẽ và khang trang. Nhà trù được bố trí ở phía sau cùng của khu vực này.
- Hòn non bộ sở hữu kích thước lớn (cao 10m – rộng 20m) cùng tượng Quan Thế Âm Bồ Tát với hạnh nguyện cứu độ chúng sinh được làm từ cẩm thạch ở giữa hồ. Bên cạnh đó là tháp Phổ Độ chứa tro cốt của các Phật tử chúng sinh khắp mọi miền.
- Tăng đường là nơi thuyết giảng Phật pháp nằm ở ngay sau chánh điện với kích thước rộng lớn cùng sức chứa hơn 300 người. Nơi đây chính là giảng đường của các buổi pháp thoại thuyết giảng của các khóa tu nổi tiếng.
4.2 Chiêm ngưỡng tháp Nhị Nghiêm
Là nơi an trí nhục thân của chủ trì chùa Hoằng Pháp – cố hòa thượng Ngộ Chân Tử, tháp Nhị Nghiêm được bao bọc bởi không gian cây xanh trong lành, yên tĩnh và mát mẻ nằm ở phía bên trái chánh điện sở hữu thiết kế nổi bật.
Tháp Nhị Nghiêm có phần móng cao ba bậc cùng thiết kế hình tròn. Càng lên cao vòng tròn của tháp càng nhỏ. Phần vòm tháp được ốp gạch men cùng phần đỉnh nổi bật với họa tiết chữ “vạn” ngụ ý thể hiện công đức vô lượng của sư tổ sẽ mãi vĩnh hằng theo thời gian.
5. Các hoạt động tại chùa Hoằng Pháp Hóc Môn
Bên cạnh các hoạt động cứu giúp chúng sinh, các khóa tu tại chùa Hoằng Pháp giờ đây đã trở nên nổi tiếng với hầu hết du khách trong và ngoài nước. Các khóa tu tại đây được tổ chức rất thường xuyên và thu hút rất nhiều đối tượng khác nhau, đặc biệt là giới trẻ. Tại khóa tu, bạn sẽ được sư thầy chỉ dạy và hướng dẫn về văn hóa trong Phật giáo như: cách chắp tay, lễ bái, lễ lạy, xá chào, tu tâm, tu tính,… Bạn cũng sẽ được tìm hiểu về ý nghĩa sâu xa của các nghi lễ thường ngày cùng vô vàn hoạt động rèn luyện thể chất phong phú.
Đặc biệt, khóa tu mùa hè là nơi tập trung các thiện nam tín nữ về chùa tu tập ở độ tuổi học sinh sinh viên. Các em sẽ được trải qua khoảng thời gian sống độc lập và trải nghiệm không gian cùng các hoạt động tu tập tại chùa. Tại khóa tu này, các sư thầy chủ yếu giúp đỡ các em rèn luyện tính kỷ luật, nuôi dưỡng tấm lòng bao dung cùng khởi phát tâm thiện, nuôi dưỡng sự tu tập giúp các em bình tĩnh hơn có được con đường phát triển đúng đắn và theo chánh đạo.
6. Cầu may
Xuất phát từ truyền thuyết từ xa xưa, gốc cây vô ưu chính là nơi Đức Phật Thích Ca được sinh ra đời. Vì thế, cây vô ưu hay còn có tên Đầu Lân, Ngọc Lân, Sa La,… được biết đến với ý nghĩa mang lại sự may mắn hanh thông và thuận lợi.
Thu hút chư khách thập phương với vẻ đẹp đặc trưng của những chùm hoa đỏ mọc ra từ thân cổ thụ, rũ từng chùm hướng xuống đất cầu may dưới gốc hoa vô ưu tại chùa Hoằng Pháp đã trở thành hoạt động không thể thiếu của du khách khi viếng thăm nơi này.
7. Lưu ý khi đến chùa Hoằng Pháp TP HCM
Để có chuyến viếng thăm chùa Hoằng Pháp suôn sẻ và thuận lợi, du khách cần “bỏ túi” những thông tin sau:
- Thời gian mở cửa của chùa là từ 6 giờ sáng đến 6 giờ tối mỗi ngày bất kể các ngày lễ hay cuối tuần.
- Để tránh mất thời gian và công sức, bạn nên tìm hiểu kỹ đườngc đi chùa Hoằng Pháp.
- Không mặc những trang phục hở hang gây phản cảm làm ảnh hưởng đến tôn nghiêm nhà chùa.
- Giữ yên lặng, không đùa giỡn lớn tiếng ảnh hưởng đến không gian thanh tịnh của nhà chùa.
Vậy là chúng ta đã cùng tìm hiểu đôi nét về chùa Hoằng Pháp với tuổi đời hơn nữa thế kỷ ở Sài Gòn. Nếu trong thời gian sắp tới bạn đang có kế hoạch tiếp tục khám phá các ngôi chùa lớn nhất TPHCM thì hãy tải ngay ứng dụng đặt phòng Go2Joy để chọn cho mình một căn phòng nghỉ ngơi thật ưng ý nhé !